Phong cách kiến trúc Đông Dương – Vẻ đẹp của lịch sử

Khi dòng chảy của văn hóa kiến trúc Việt Nam và sự lãng mạn tinh tế của văn hóa Pháp hòa vào nhau, tạo nên phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng, một dấu ấn lịch sử vẫn luôn luôn hiện diện trong từng góc đường phố xưa. Không dừng lại ở đó, phong cách kiến trúc Đông dương đang dần dần trở lại trong thời đại hiện nay và gây được tiếng vang trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất và công trình như: nhà hàng, khách sạn, văn phòng, nhà ở hay thậm chí là biệt thự. Hôm nay Kiến trúc Luxury và các bạn cùng khám phá về phong cách kiến trúc Đông Dương nhé.

Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì ?

Phong cách kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp hoàn hảo của 2 nền văn hóa Đông Tây. Đông Dương trong cụm “Kiến trúc Đông Dương” được hiểu là bán đảo Đông Dương. Với tên gọi quốc tế là Indochina (đây là tên ghép từ Indo-China) bởi lẽ bán đảo nằm ở sát đất nước Ấn Độ và Trung Quốc. Nền văn hóa của các nước Đông Đương chịu nhiều sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc trong suốt những năm chiến tranh. Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa Á Đông và phong cách tân cổ điển Pháp, tạo nên sức hút đặc biệt và tôn lên vẻ đẹp của cả 2 phong cách này. Với vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế, mang đậm bản sắc văn hóa nước nhà, kiến trúc Đông Dương đã trở thành một trong những phong cách kiến trúc sang trọng và ấn tượng nhất của Pháp.

phong cach kien truc Dong Duong
Phong cách kiến trúc Đông Dương mang trong mình bề dày lịch sử.

Lịch sử của kiến trúc Đông Dương

Trong suốt 61 năm thời kỳ Pháp thuộc đất nước Việt Nam, các lối kiến trúc đã được du nhập và thay đổi để phù hợp với những điều kiện địa phương tại đây. Từ năm 1880, thực dân Pháp đã thực hiện công cuộc khai phá, mở rộng mọi lĩnh vực, điều này cũng đã mang đến phong cách kiến trúc phương Tây cho Việt Nam. Các phong cách được du nhập bao gồm: Tân cổ điển, phong cách địa phương pháp và phong cách Art Deco.

Tuy nhiên từ những năm 30-40 của thế kỷ XX, ảnh hưởng của thực dân Pháp tại Việt Nam đã giảm sút và gặp nhiều khó khăn. Để dễ bề thống trị, thực dân Pháp bắt đầu đề cao văn hóa của các nước Đông Dương nhằm làm nguôi lòng dân các nước thuộc địa. Họ cũng cải biên các lối kiến trúc Pháp để phù hợp hơn hơn với phong cách kiến trúc Đông Dương để thích nghi với khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.

phong cach kien truc Dong Duong
Phong cách kiến trúc Đông Dương mang trong mình một lịch sử độc đáo.

Cha đẻ của sự giao thoa kiến trúc Việt Nam

Ernest Hébrard là một kiến trúc sư người Pháp, giáo sư tại Trường Mỹ thuật Đông Dương và là quan chức cấp cao được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để quản lý quy hoạch và kiến trúc cho 3 nước Đông Dương. Ông có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kiến trúc Dông Dương và được coi là người tiên phong đặt tên cho phong cách này là “Phong cách Đông Dương”. Kiến trúc Đông Dương có thể xem là sự kết hợp của các yếu tố kiến trúc Á- Âu với những đặc trưng của 3 quốc gia gồm Việt Nam, Lào và Campuchia  cùng với các chi tiết kiến trúc của Trung Quốc. Kiến trúc sư Hébrard đã tạo ra những tác phẩm kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, bằng cách sự dụng sáng tạo và độc đáo phong cách kiến trúc Đông Dương.

Đặc điểm của kiến trúc Đông dương

Hình khối kiến trúc

Kiến trúc Đông Dương thiên về hình khối lập thể và tổ chức tự do, tạo ra một phong cách độc đáo kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Với những hình khố ấn tượng, kiến trúc Đông Dương mang đến không gian kiến trúc đậm chất Á Đông. Điều đặc biệt là các hình khối này được bố trí theo cách cân đối mặt tiền của kiến trúc cổ điển Pháp, phối hợp hoàn hảo với những chi tiết kiến trúc như con sơn, con tiện, mái đua và mái chống hắt tạo nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

phong cach kien truc Dong Duong
Sự hòa quyện độc đáo giữa phương Đông và phương Tây.

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Công trình kiến trúc Đông Dương không chỉ được thiết kế với những hình khối độc đáo, mà còn được trang trí bằng các vật liệu và phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại. Với việc sử dụng khung công trình bằng thép và sành sứ đa dạng, kiến trúc Đông Dương mang lại một sự kết hợp tuyệt vời giữa vật liệu Châu Âu và màu sắc Á Đông.

Mái nhà

Mái ngói theo kiểu truyền thống của Việt Nam được giữ và ứng dụng vào kiến trúc Đông Dương. Điều đó tạo nên sự độc đáo về văn hóa cho các công trình tại Việt Nam. Những mái ngói này không chỉ giúp che nắng che mưa mà còn giúp điều hòa khí hậu trong nhà cửa tốt hơn. Sử dụng seno, một giải pháp độc đáo nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc thu hứng nước mưa chạy dộc theo phần mái. Ngoài ra, còn có sự kết hợp giữa phần mái cong vút ở góc và mái ngói âm dương để tạo ra sự tinh tế đậm chất phong cách kiến trúc Đông Dương

phong cach kien truc Dong Duong
Lớp mái ngói xếp chồng lên nhau và được thiết kế một cách tỷ mỉ.

Hệ thống cửa

Trong kiến trúc Đông dương hệ cửa sổ được thiết kế với 2 lớp vật liệu khác nhau nhằm đáp ứng được cả nhu cầu lấy ánh sáng và thông gió, đồng thời còn bảo vệ khỏi mưa gió và côn trùng. Lớp trong cửa sổ là khung kính, có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm vào mùa đông, trong khi đó lớp bên ngoài gồm cửa chớp( dạng lá sách), pano gõ kết hợp với song sắt, giúp cửa trở nên bền và đón gió tốt hơn. Mẫu cửa lá sách được bố trí khá dày đặc trên tường của các công trình theo lối kiến trúc Đông Dương. Nhiều cửa sổ cao và rộng ở dãy hành lang được trang trí nhiều họa tiết với hoa văn tinh tế nhằm mang đến sự sang trọng cho công trình.

phong cach kien truc Dong Duong
Hệ thống cửa được trang bị xung quanh giúp căn nhà thông thoáng hơn.

Giải pháp kiến trúc Đông Dương

Dàn Pergola được áp dụng rộng rãi trong kiến trúc Đông Dương nhằm đem lại sự thông thoáng và cách nhiệt hiệu quả trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều của khu vực này. Hành lang rộng là một khoảng không cân bằng, không chỉ tạo sự thông thoáng mà còn giúp cân bằng nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Bên cạnh đó hành lang rộng còn giảm nhiệt độ bên trong các công trình, bảo vệ không gian sống khỏi nhiệt độ cao và tia UV có hại của ánh sáng mặt trời.

Xem thêm: Bật mì 7+ thiết kế biệt thự Châu Âu sang trọng

Ứng dụng của kiến trúc Đông Dương vào công trình kiến trúc

Phong cách kiến trúc Đông Dương là một phong cách luôn chiếm được cảm tình của những gia chủ trong nhiều năm trở lại đây. Nét đặc trưng của những ngôi nhà Đông Dương không chỉ tôn lên vẻ đẹp của bản sắc văn hóa tại Việt Nam, mà còn tạo ra một không gian sang trọng và ấm cúng cùng với sự tinh tế trong từng chi tiết.

Màu sắc chủ đạo

Từ khi xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại, phong cách Đông Dương luôn được ưa chuộng với những các gam màu trung tính, đặc biệt là những màu như: Vàng nhạt, vàng kem trắng, các màu nâu và đen,… Tuy nhiên, để tạo ấn tượng và dấu ấn mạnh và tinh tế, các màu sắc khác như: Vàng cam, đỏ, xanh nhạt thường xuyên được sử dụng trong thiết kế nội thất. Bên cạnh đó, phong cách này thường được đi kèm thêm với những màu sắc đến từ thiên nhiên như: Gỗ, tre và nứa để tạo ra sự gần gũi và ấm áp cho không gian sống. Những tông màu này đã trở thành biểu tượng của phong cách Đông Dương( Indochine), tạo nên một không gian sống mang đậm chất Á Đông đặc trưng và mang lại cảm giác thư thái gần gũi cho mọi gia đình

phong cach kien truc Dong Duong
Màu sắc chủ đạo thường là những màu trung tính thời thượng với thời đại.

Chất liệu sử dụng

Chất liệu gỗ được coi là một đặc trưng, đa dạng và độc đáo nhất để sử dụng trong trang trí và thiết kế nội thất. Gỗ có tính cứng cáp và mạnh mẽ nhưng cũng có sự dẻo dai nhất định, có thể tạo thành những hoa văn với đường nét uốn cong và dễ dàng ứng dụng trong nội thất, từ trần nhà, tường cho đến sàn nhà,… Gỗ tự nhiên nguyên khối thường được sử dụng để trang trí và thiết kế nội thất trong phong cách Đông Dương. Tất cả các chi tiết trang trí như: Họa tiết hình tròn, phù điêu đều được làm bằng gỗ, tạo ra một không gian sống đầy tính bản sắc văn hóa.

Bên cạnh gỗ, thì tre được sử dụng rất phổ biến trong những thiết kế phong cách Đông Dương. Tre được sử dụng hằng ngày với rất nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Nhưng hiện nay tre đã trở thành một vật liệu trang trí mang tính độc đáo, tạo điểm nhấn cho những ngôi nhà cao cấp phong cách Đông Dương.

Gạch bông và gạch nung là những vật liệu tối quan trọng trong việc xây dựng và kiến tạo nên sự đặc trưng của phong cách Đông Dương. Sử dụng những nguyên liệu thô sơ cùng với sự kỳ công của những người thợ, gạch bông và gạch nung không chỉ đem lại một vẻ đẹp bền vững, mà còn tăng thêm sự phong phú và đa dạng cho không gian sống của gia chủ.

Nội thất trang trí

Các món đồ nội thất truyền thống như sập gụ, tủ chè, phản và bình phong là những nét đặc trưng không thể thiếu trong việc trang trí nhà cửa theo phong cách Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo nên sự độc đáo riêng cho ngôi nhà phong cách Đông Dương, việc kết hợp với những món đồ nội thất hiện đại phương Tây như: Đèn chụp để bàn, quạt trần hay đồng hồ quả lắc sẽ tạo nên những điểm nhấn độc đáo. Nội thất phong cách Indochine tập trung vào lối thiết kế tối giản với hoa văn và họa tiết được cách tân hóa chỉ tập trung nhấn nhá vào những điểm cố định để mang đến nét đẹp hiện đại cũng như khẳng định đẳng cấp của gia chủ.

phong cach kien truc Dong Duong
Nội thất trang trí rất đa dạng và độc đáo đậm chất Á Đông.

Họa tiết hoa văn

Từ xa xưa đến nay, kiến trúc Á Đông thường gắn liên với những họa tiết và đường nét công phu, đây là những đặc trưng nổi bật khiến người xem có thể dễ dàng nhận biết về phong cách kiến trúc này hơn. Kiến trúc Đông Dương đã kế thừa hoàn hảo sự kỳ công đó, các hoa văn có đường nét kỳ hà đơn giản, cách điệu với cách thể hiện cực kỳ riêng. Các chủ đề thường mang những hình tượng bao gồm:

  • Họa tiết Kỳ Hà là một loại họa tiết hình mắc lướt lục giác, với kết cấu không đều, độ dài các cạnh khác nhau và các cạnh thẳng hơi cong như vảy trên mai rùa. Họa tiết mắc lưới tam giác, hình chữ nhân cũng được sử dụng nhiều cho các vật dụng để tạo ra sản phẩm trang trí vô cùng độc đáo và bắt mắt.
  • Họa tiết hình chữ nhật là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Đông Dương chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Quốc. Họa tiết này thường được trang trí thêm các Hán tự: Hỷ, Phúc, Lộc,… Đường nét của họa tiết đơn giản, liên tục, đan xen và chồng lớp lên nhau, có thể nằm trong một ô hoặc tùy thuộc vào người thiết kế.
  • Họa tiết tĩnh vật là điều không thể thiếu với những họa tiết là trái châu và bát bửu làm điểm nhấn. Họa tiết trái châu thường được kết hợp với 2 con rồng cách điệu ở 2 đầu góc mái, thường được thấy trên nóc các ngôi chùa. Ngoài ra, bộ bát bửu là một phần quan trọng của họa tiết tiết tĩnh vật, bao gồm: Quả bầu, đàn, quạt,…
  • Trong văn hóa Á Đông, hình ảnh các loại động vật may mắn thường được sử dụng làm họa tiết trang trí nhằm đem tới tài lộc cho gia chủ. Thông thường, những họa tiết này được kết hợp với nhiều họa tiết khác như: Kỷ hà, hồi văn, hình chữ nhật. Trong đó họa tiết tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng được sử dụng nhiều và phổ biến nhất , cùng với đó là các hình ảnh của cọp, cá, dơi,…
phong cach kien truc Dong Duong
Hình ảnh Tứ linh luôn hiện diện trong văn hóa Châu Á.

Phù điêu truyền thống

Phù điêu trong văn hóa Đông Dương là những hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách chạm trổ, đục đẽo hoặc khoét lõm, đây là một kỹ thuật điêu khắc thể hiện được bố cục phức tạp, những chi tiết trên cùng một chất liệu. Một số những hình thức phù điêu tại Đông Dương có thể kể đến như:

  • Tượng Phật: Đây được coi là biểu tượng cho tôn giáo Phật giáo, đại diện cho sự thanh tịnh và bình yên. Tượng thường được sử dụng trong các lễ cúng hoặc tụng trong các dịp hằng năm.
  • Con rối: Đây là một hình tượng dân gian thường được sử dụng để khắc họa trong các điển tích hay các câu chuyển cổ tích hoặc là những câu chuyện đời sống hằng ngày.
  • Tứ linh: Tứ linh là một loại họa tiết trang trí thường được sử dụng để mô phỏng lại các con vật may mắn như: Long, Lân, Quy, Phụng. Tứ linh thường được sử dụng trong các vật dụng trang trí và nghệ thuật nội thất.
  • Hoa sen: Là một loại hoa quen thuộc trong văn hóa người Việt Nam. Họa tiết hoa sen đã xuất hiện bắt đầu từ thời nhà Lý, nó được xem là biểu tượng của sự thanh tịnh, trong sạch,… Hoa sen thường được sử dụng trong các lễ hội của Phật giáo cũng như các các tôn giáo khác.
  • Bồ đề: Là hình ảnh đại diện cho sự giác ngộ của Đức Phật. Những bức phù điêu có hình bồ đề thường được sử dụng trong nghệ thuật Phật giáo để thể hiện sự giác ngộ về bên Phật.
phong cach kien truc Dong Duong
Những bức phù điêu mang đậm sự công phu.

Một số công trình tiêu biểu về kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam

Các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Việt nam được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa Pháp từ cuối thể kỳ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Những công trình này thể hiện sự giao thoa mạnh mẽ giữa nền kiến trúc Pháp và kiến trúc dân gian Việt Nam, tạo nên một phong cách kiến trúc độc đáo. Sau đây Kiến trúc Luxury sẽ đưa ra những công trình tiêu biểu tại Việt Nam:

phong cach kien truc Dong Duong
Bưu điện trung tâm Sài gòn – nơi lưu giữ nét Sài Gòn xưa cũ.
phong cach kien truc Dong Duong
Nhà thờ lớn Hà Nội luôn mang tới sự cổ kính với thời gian.
phong cach kien truc Dong Duong
Nhà hát lớn Hà Nội mang mang theo sự chuyển mình độc đáo trong kiến trúc.

Tham khảo: Top 5 thiết kế biệt thự chữ L đẹp nhất 2023

Thông qua bài viết vừa rồi, có thể thấy rằng kiến trúc Đông Dương là một nét độc đáo rất riêng, rất lạ. Để xây dựng nên một công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương, bên cạnh việc bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa của Việt Nam thì cần có thêm những điều mới lạ đến từ phong cách kiến trúc Châu Âu. Kiến trúc Luxury hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin cần biết về phong cách kiến trúc Đông Dương. Đừng quên theo dõi Kiến Trúc Luxury để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết liên quan